Quả gì mà chua chua thế là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều mỗi ngày trên mạng internet. Vậy nó có nguồn gốc từ đâu? Và quả chua chua ấy là quả gì? Hãy cùng Family Fruits tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Quả gì mà chua chua thế nguồn gốc từ đâu?
Quả gì mà chua chua thế là câu đầu tiên trong bài hát Quả Gì được các em thiếu nhi rất yêu thích và thể hiện.Bạn đang xem: Lời Bài Hát Quả Gì Mà Chua Chua Thế
Quả Gì – Nhạc Thiếu Nhi Bảo Ngọc
Lời bài hát – Quả Gì (Lyric Qua Gi)
Sau đây là lời bài hát “Quả Gì” thuộc thể loại nhạc thiếu nhi là sáng tác của nhạc sĩ: Xanh Xanh.
Quả gì mà chua chua thế Xin thưa rằng quả khếĂn vào thì chắc là chuaVâng vâng chua thì để nấu canh chua.
Quả gì mà da cưng cứng Xin thưa rằng quả trứngĂn vào thì nó làm saoKhông sao ăn vào thì sẽ thêm cao.
Quả gì mà lăn lông lốc Xin thưa rằng quả bóngSao mà quả bóng lại lănDo chân bao người cùng đá trên sân.
Quả gì mà gai chi chít Xin thưa rằng quả mítĂn vào thì chắc là đauKhông đau thơm lừng tận mấy hôm sau.
Quả gì mà to to nhất Xin thưa rằng quả đấtTo bằng quả mít mật khôngTo hơn to bằng nghìn núi Thái Sơn.
Quả gì mà chua chua thế là quả gì?
Để trải câu hỏi này bạn hãy xem qua đoạn văn trong lời bài hát trên:
“Quả gì mà chua chua thếXin thưa rằng quả khế Ăn vào thì chắc là chua Vâng vâng chua thì để nấu canh chua.”
Thì bạn sẽ nhanh chóng xác định được quả đó chính là “QUẢ KHẾ“. Đây là một loại quả có vị chua và dùng để nấu canh chua ăn rất là ngon.
Các loại quả trong bài hát Quả Gì được kể tên
Có thể bạn chưa biết thông qua bài hát vui nhộn này lại chứa đựng nhiều ý nghĩa hay như giúp bé tập múa hát, giúp bé học nhanh các nhận biết được các loại trái cây quen thuộc trong cuộc sống đời thường. Nào hãy cùng mình liệt kê các loại quả được kể tên trong bài hát “Quả Gì” nhé!
1. Quả khế
Quả khế có tên trong tiếng anh là: Averrhoa carambola là một loài thực vật có hoa trong họ Chua me đất. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753, khế có đầu tiên tại Ấn Độ. Averhoa carambola hay còn biết đến vơi cái tên cây khế. (1)
2. Quả trứng
Trứng (miền Nam gọi là hột) là sản phẩm động vật từ các loại gia cầm, chim chóc đẻ ra, thường được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp protein cho người. Bề ngoài của trứng thường có hình bầu dục, hai đầu không cân bằng, một to một nhỏ. Các loại trứng phổ biến nhất là trứng gà, trứng vịt (trứng lộn), trứng chim cút (trứng cút) ngoài ra còn có trứng ngỗng, trứng đà điểu. (2)
3. Quả pháo
Bánh pháo, băng pháo, dây pháo, hay tràng pháo là tên gọi của một loại pháo, được tết, kết từ nhiều quả pháo, thường quấn bằng giấy điều (màu đỏ) có kích thước nhỏ (pháo con) thành một dây. Xuất xứ từ Trung Hoa và thịnh hành trong các nền văn hóa đồng văn châu Á, tràng pháo thường dùng để đốt trong các dịp khai mạc, khởi điểm lễ hội như múa rối nước, hội làng, lễ cưới, lễ ăn hỏi, đám ma người cao tuổi, và đặc biệt là trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày tết cổ truyền. (3)
4. Quả bóng đá
Quả bóng đá dùng trong bóng đá là trái bóng được sử dụng trong các trận đấu của môn thể thao này. Hình dạng cầu của quả bóng cũng như kích thước, trọng lượng và thành phần vật chất của nó, được quy định bởi Điều 2 của Luật bóng đá được duy trì bởi Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB). Các tiêu chuẩn bổ sung, nghiêm ngặt hơn được quy định bởi FIFA và các cơ quan quản lý cấp dưới đối với các quả bóng được sử dụng trong các giải đấu mà họ quản lý. (4)
5. Quả mít
Mít (danh pháp hai phần: Artocarpus heterophyllus) là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Mít thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh. (5)
Bộ (ordo): RosalesGiới (regnum): PlantaeHọ (familia): MoraceaeLoài (species): A. heterophyllus
6. Quả đất
Trái Đất hay Địa Cầu (chữ Hán: 地球, tiếng Anh: Earth), là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi “hành tinh xanh”, là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. (6)
Trên đây là những thông tin đầy bổ ích xoay quanh cụm từ “Quả gì mà chua chua thế“, Family Fruits hi vong sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn khi đến với website chuyên bán trái cây nhập khẩu của chúng tôi.